Các bước test laptop không thể bỏ qua khi bạn muốn mua laptop cũ, laptop xách tay.
Khi ngân sách không đủ để mua một chiếc laptop mới, hay với ngân sách đang có thay vì bạn chỉ mua được một laptop mới cấu hình thấp, bạn muốn mua laptop cũ giá rẻ, laptop xách tay từ Mỹ, Nhật… với cấu hình cao hơn rất nhiều, phục vụ cho công việc tốt hơn. Vấn đề đặt ra ở đây là : Làm sao để mua được laptop cũ, laptop xách tay ứng ý, xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra và giảm thiểu rủi ro…? Trong phạm vi bài viết này, mình muốn chia sẻ cách test laptop cũ một cách chi tiết nhất.
1.Kiểm tra tổng thể laptop cũ
Hãy kiểm tra tổng thể bề ngoài một cách cẩn thận nhé! Tìm xem máy có bị nứt, bể, vỡ, hở hay không? Phải chú ý kỹ hơn và không bao giờ được quên ngay khớp bản lề (Phần nối bệ dưới và màn hình). Hãy gập mở máy nhẹ nhàng xem bản lề có bị kêu, lỏng lẻo hay bị gãy hay không? Vì khi bạn đã lỡ mang máy ra khỏi cửa hàng, không ai sẽ bảo hành cho bạn những hư, gãy, vỡ, bể…
2. Kiểm tra cấu hình máy
Click trái vô biểu tượng Window bên góc trái phía dưới màn hình (đối với máy cài Win 7) hoặc bấm tổ hợp phím Window+R (đối với máy cài Win 8, Win 10) àgõ Run à gõ dxdiag à Enter. Ở tab System bạn sẽ kiểm tra được Model, CPU, RAM. Chuyển qua tab Display bạn sẽ kiểm tra được card màn hình, độ phân giải màn hình.
Ngay ở tại màn hình Desktop, Click phải vô Computer àchọn manage àchọn Dick management để xem dung lượng HDD (ổ cứng). Cũng trong bảng chọn này, bạn chọn Device Maneger àchọn Display Adapters để xem card màn hình (Dành cho những dòng laptop đời mới 2 card màn hình)
Dù đơn giản nhưng bạn đừng có bỏ qua bước này, hãy kiểm tra để xem người bán có miêu tả đúng với bài đăng, hay có khớp với cấu hình trên web của họ hay không. Ví thử chênh lệch ram 2GB với 4GB đã làm bạn mất 200k hoặc hơn rồi
3.Kiểm tra wifi
Đầu tiên hãy test xem laptop bắt sóng wifi có tốt hay không, khi sử dụng có hay bị rớt mạng không? Nếu bạn có smartphone, hãy đơn giản là bật wifi trên smartphone lên và so sánh với chiếc laptop cũ bạn đang định mua. Nếu laptop bắt sóng wifi yếu hơn smartphone của bạn thì bạn nên cân nhắc lại.
4.Kiểm tra ổ cứng (HDD)
Kiểm tra bằng phần mềm mHDD có trong bộ đĩa Hiren Boot CD là tốt nhất nếu như bạn có kĩ thuật. Nếu không, bạn có thể dùng phần mềm Hardisk Sentinel (Download tại đây: http://www.hdsentinel.com/) cũng cho kết quả đúng đến 80%. Đơn giản là cài và bật phần mềm lên, nếu ở mục Health báo Excellent hoặc Good là ổ cứng còn tốt, nếu có cảnh báo Fail hoặc Critical tức là ổ cứng đã bị lỗi.
5.Kiểm tra bàn phím laptop (keyboard)
Dùng phần mềm Keyboard Test (Download tại đây: http://www.passmark.com/products/keytest.htm) để kiểm tra bàn phím. Phần miền sẽ hiện ra một cái bàn phím ảo trên màn hình. Bạn hãy bấm thử lần lượt từng phím một, nếu trên bàn phím ảo hiện lên màu xanh tức là phím đó vẫn hoạt động. Nếu hiện lên màu đỏ thì phím đó đã hư, hư dù là 1 phím vẫn đồng nghĩa là hư nguyên bàn phím. Hãy yêu cầu cửa hàng thay phím.
6. Kiểm tra màn hình laptop (LCD laptop)
Hãy nhờ người bán hàng lau sạch màn hình laptop, và nhìn kỹ xem màn hình có bị trầy xước không? Nếu trầy rất nhỏ dăm mờ thì có thể chấp nhận được. Nếu trầy xước mạnh và nặng sẽ rất ảnh hưởng đến hiển thị và gây chướng mắt khi làm việc bạn hãy cân nhắc lại. Hãy quan sát màn hình từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ trên xuống, từ dưới lên, từ trái qua phải, phải qua trái xem màn hình có bị nhiều đốm sáng không? Nếu 1, 2 đốm rất nhỏ thì cũng tạm chấp nhận, nhưng đốm quá nhiều thì bạn cũng nên suy nghĩ lại nhé.
Tiếp đó, hãy sử dụng phần mềm Dead pixel tester (Download tại đây: http://www.softpedia.com/get/System/Benchmarks/Dead-Pixel-Tester.shtml) để kiểm tra xem màn hình có bị kẻ vạch hay bị điểm chết hay không. Khi chạy phần mềm này sẽ chuyển nền màn hình lần lượt thành nhiều màu khác nhau. Mỗi khi chuyển sang 1 màu nền, hãy nhìn kĩ toàn bộ màn hình xem có điểm chết hay kẻ vạch hay không. Bạn hãy lưu ý các đường kẻ ở sát cạnh màn hình là rất khó nhìn ra.
7. Kiểm tra loa
Mở nhạc vừa nghe nhạc thư giãn và kiểm tra loa có bị rè hay không. Hãy lưu ý kiểm tra cả 2 bên loa trái và phải xem có bên nào bị rè hoặc mất tiếng không nhé!
8. Kiểm tra ổ đĩa quang (DVD) nếu có
Khi đi mua laptop cũ, bạn hãy mang theo hoặc yêu cầu cửa hàng cho mượn vài chiếc đĩa CD và cả DVD để thử. Có nhiều trường hợp máy bị lỗi chỉ đọc được đĩa CD mà không đọc được DVD và ngược lại.
9. Kiểm tra Webcam nếu có
Đơn giản mà nhiều người hay quên. Windows 7 không có sẵn chương trình xem webcam như Windows XP, bạn hãy đăng nhập yahoo để xem webcam nhé. Nếu không có tất cả bạn có thể dùng phần mềm www.testmycam.net
10. Kiểm tra chuột cảm ứng (Touch pad)
Dùng thử bàn di chuột xem có bị nhảy lung tung không, có hiện tượng di mãi mà chuột không chạy hay không. Một số máy khi cắm sạc vào bị hiện tượng nhảy chuột, nguyên nhân chủ yếu là do adapter không chuẩn. Nếu gặp trường hợp này bạn hãy yêu cầu người bán đổi adapter để test lại thử.
11. Kiểm tra các cổng kết nối
Cũng rất đơn giản nhưng dễ quên. Bạn hãy dùng cắm thử các cổng USB, cổng mạng... xem tất cả các cổng kết nối có hoạt động hay không
12. Chọn một cửa hàng bán laptop UY TÍN để mua máy
Dù kiểm tra đến cỡ nào việc mua đồ điện tử dù CŨ hay MỚI, dù bạn có nắm rõ tất cả phương pháp kiểm tra Laptop, nhưng ngay cả những chuyên gia nổi tiếng cũng không bao giờ dám khẳng định 100% Laptop là hoàn toàn không có lỗi gì nếu không được dùng thử vài ngày. Tuyệt đối không mua Laptop cũ mà không được dùng thử, không có bảo hành, bởi nếu người bán không muốn bảo hành thì tức là Laptop cũ của họ có vấn đề gì đó.
Đừng quá tham rẻ ! Giá cả không phải là vấn đề quan trọng nhất khi bạn tìm mua Laptop cũ. Hãy tìm một địa chỉ bán Laptop cũ uy tín và dám cam kết đối với sản phẩm họ bán ra thì dù nơi đó có mắc hơn 200k à500k vẫn là nơi bạn nên đặt NIỀM TIN. Và đặc biệt, hãy thỏa thuận với người bán về chế độ đổi trả hàng, bởi bạn sẽ không muốn gặp trường hợp vừa mua về đã phải đi bảo hành bởi một lỗi nghiêm trọng nào đó, mà người bán lại không cho bạn đổi hoặc trả lại hàng.
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỌC BÀI!
CHÚC CÁC BẠN MUA ĐƯỢC CHIẾC LAPTOP VỪA Ý NHẤT XỨNG ĐÁNG VỚI SỐ TIỀN BẠN BỎ RA.